Không biết các bạn có gặp vấn đề khi bắt đầu với bộ môn sáo không? Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi làm sao để thổi sáo lên quãng 2,3 dễ dàng?. Trong bài viết này thầy Thơm sẽ hướng dẫn các bạn cách thổi lên quãng 2,3 hãy cùng theo dõi nhé!
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình học sáo:
1. Kỹ Thuật
Khi học sáo kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng. Có kỹ thuật tốt bạn sẽ dễ dàng xử lý những vấn đề gặp phải trong quá trình tập luyện, thường khi bắt đầu thổi sáo các bạn không chú trọng đến việc luyện để lấy được nhiều hơi nên khi thổi quãng 1 thì các bạn thấy bình thường nhưng khi lên đến quãng 2,3 lại bị hụt hơi. Trên mạng có nhiều clip hướng dẫn thổi sáo nhưng chưa thực sự đúng và đủ ý, ví dụ dạy cách thổi lên quãng 2 phải thổi thật mạnh và khép chặt khe môi, khi đó tia hơi rất nhỏ đẩy tốc độ rất cao mà cây sáo khi các bạn thổi thường có nòng ống và lỗ thổi to nhỏ khác nhau nên nếu áp dụng theo cách đó mà không đúng cách thì tiếng sáo khó mà hay được.
Các bạn có thể tham khảo cách mở rộng khe môi và tối ưu làn hơi bên dưới:
Clip mở rộng khe môi: https://thiensao.com/cau-hoi-thuong-gap/ve-phuong-phap-hoc/ky-thuat-mo-rong-khe-moi.html
Clip tối ưu làn hơi: https://thiensao.com/cau-hoi-thuong-gap/toi-uu-lan-hoi-khi-thoi-sao.html
Các bạn có thể tham khảo khóa học sáo trúc cơ bản tại đây: https://thiensao.com/pcat/khoa-hoc/sao-truc
2. Cây sáo
Một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lấy hơi, điều tiết hơi đó là cây sáo bạn sử dụng đã chuẩn hay chưa. Nếu cây sáo mà có lỗ to sẽ làm các bạn tốn hơi, lỗ nhỏ sẽ cảm giác bị bí khi đó các bạn sẽ càng cố gắng để đẩy hơi mạnh và càng làm tốn hơi. Các bạn nên lựa chọn 1 cây sáo có kích thước chuẩn, kích thước lỗ chuẩn, kích thước nòng ống, bắt hơi tốt,…
Các bạn có thể tham khảo một vài mẫu sáo tại đây: https://thiensao.com/pcat/sao