NÊN GHI TÊN NỐT NHẠC DƯỚI BẢN NHẠC KHÔNG?

Khi học nhạc, đặc biệt là học nhạc cụ thì việc học nhạc lý là vô cùng quan trọng. Đa phần hiện nay các bạn đều lựa chọn cách học nhanh theo cảm âm, thích bản nhạc nào thì tìm cảm âm bản đó rồi thổi theo nên mặc dù chơi sáo lâu nhưng trình độ kỹ thuật thổi lại không có sự tiến bộ. Học nhạc lý thời gian sẽ lâu hơn nhưng được học bài bản hơn, chắc chắn về kỹ thuật về phương pháp và đặc biệt là có thể thổi theo sheet nhạc. Khi bắt đầu học nhạc lý việc nhìn nốt nhạc sẽ gặp khó khăn nên có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi nên ghi tên nốt nhạc dưới bản nhạc không? Để trả lời câu hỏi này mời các bạn theo dõi bài viết và video chia sẻ của thầy Thơm bên dưới nhé.

Có nên ghi tên nốt nhạc dưới bản nhạc không?

Với 1 người mới hoàn toàn, chưa biết gì về nhạc để nhanh nhớ nốt nhạc thì các bạn có thể ghi tên nốt nhạc bên dưới bản nhạc. Tuy nhiên, bạn cần phải ghi 1 cách khoa học để không bị quá lạm dụng vào phần phiên âm. Ví dụ: nốt “Đồ” ghi “Đ”, nốt “Rê” ghi “R”,…. việc ghi phiên âm này bạn chỉ nên thực hiện ở vài bài học đầu giúp làm quen nốt nhạc thôi, sau đó bạn nên ghi nhớ và dần bỏ việc ghi phiên âm này nhé.

Tuy quá trình học nhạc lý sẽ hơi khó khăn ở thời điểm đầu nhưng nếu bạn kiên trì và dành nhiều thời gian cho việc tập luyện thì tiến bộ rất nhanh, để cải thiện nhanh và học chắc thì các bạn có thể lựa chọn việc không ghi phiên âm để làm quen nốt nhạc ngay từ khi bắt đầu.

Hãy tìm hiểu phương pháp học nhạc lý đúng cách để việc học của bạn ngày 1 tốt lên

Tham khảo khóa học nhạc lý sáo trúc tại: https://thiensao.com/pcat/khoa-hoc/sao-truc